Xem thêm

Quy trình và thời gian bảo dưỡng máy nén khí piston đúng cách, hiệu quả nhất

CEO ANH JIMMY
Bảo dưỡng máy nén khí không phải là công việc dễ dàng thực hiện. Việc bảo dưỡng, bảo trì bạn cần thực hiện theo đúng quy trình và định kỳ. Nhưng đừng lo lắng, dưới...

Bảo dưỡng máy nén khí không phải là công việc dễ dàng thực hiện. Việc bảo dưỡng, bảo trì bạn cần thực hiện theo đúng quy trình và định kỳ. Nhưng đừng lo lắng, dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức để bạn có thể dễ dàng thực hiện bảo dưỡng máy nén khí một cách đơn giản và hiệu quả nhất.

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston dưới đây giúp bạn dễ dàng thực hiện tại nhà hiệu quả và an toàn nhất.

  • Thay dầu định kỳ: Đây là công việc bảo dưỡng quan trọng nhất đối với các dòng máy nén sử dụng dầu. Thay dầu máy nén khí cần được thực hiện sau mỗi 500-1000 giờ chạy máy hoặc thường xuyên hơn nếu máy hoạt động liên tục và kéo dài.

Bạn chỉ cần tuân thủ theo các bước quy chuẩn dưới đây để thay dầu một cách dễ dàng:

  • Trước khi bắt đầu thay dầu, hãy cho máy chạy vài phút để dầu ấm lên và bớt sệt. Điều này giúp đầu dễ dàng đi ra khỏi khoang dầu một cách dễ dàng nhất.
  • Tháo ốc xả dầu và hứng dầu cho đến khi dầu ngừng chảy hoàn toàn. Sau đó, vặn chặt ốc xả dầu vào vị trí cũ. Nếu máy nén khí cỡ lớn, phục vụ hệ thống khí nén quan trọng, bạn cần thay thế bằng ốc mới 100% và loại bỏ ốc xả dầu cũ.
  • Vặn nắp mở trên đỉnh khoang dầu và châm từ từ dầu mới vào khoang. Với một số đầu nén có van dẫn bé, hãy châm dầu kiểu đứt đoạn; đổ 1 chút, ngưng, rồi đổ tiếp đến khi đạt yêu cầu.

Lưu ý quan trọng trong quá trình thay dầu: Phần lớn các nhà sản xuất và các chuyên gia về máy nén khí đều khuyến nghị bạn nên sử dụng dầu chuyên dụng cho máy nén khí. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu nhớt W30 của ô tô để thay thế cho máy nén khí. Hãy nhớ chọn loại dầu nhớt không có chất phụ gia. Các chất phụ gia chỉ có tác dụng cho động cơ của xe, còn trong đầu nén khí, chúng có thể tạo thành cặn bã và làm giảm khả năng tản nhiệt của máy nén khí.

Ngoài ra, đừng bao giờ sử dụng dầu thủy lực cho đầu máy nén khí. Mặc dù có vẻ không hợp lý, nhưng thực tế là việc sử dụng dầu thủy lực có thể gây hư hỏng nặng cho đầu máy.

  • Vệ sinh lọc gió máy nén khí: Máy nén khí sẽ nạp chậm nếu bộ lọc gió tích tụ quá nhiều bụi bẩn, gây tắc nghẽn. Phần lớn máy nén khí piston có bộ lọc khí kiểu đơn giản, khá dễ vệ sinh và thay thế.

Hãy tuân thủ các bước sau để vệ sinh lọc gió máy nén khí:

  • Tháo bộ lọc khí ra khỏi đầu nén bằng cách vặn ren.

  • Mở bộ lọc và vệ sinh bên trong, loại bỏ bụi bẩn và dị vật. Bạn có thể dùng khí nén để thổi bụi, nhưng hãy tránh sử dụng khí có lực quá cao để không làm hỏng lớp lọc.

  • Lắp ráp hoàn chỉnh bộ lọc và vặn lại vào đầu nén.

  • Nếu bộ lọc đã xuống cấp, hãy tìm mua và thay thế bộ lọc mới 100%.

  • Thường xuyên xả nước đọng ra khỏi bình tích khí: Bình tích khí sẽ liên tục tích tụ hơi nước từ dòng khí nén được nạp vào bình. Nếu máy làm việc nhiều, hoặc làm việc ở môi trường ẩm thấp, tình trạng hơi nước này sẽ diễn ra nhanh chóng. Hơi nước tích tụ trong bình không chỉ làm giảm thể tích dành cho khí nén mà còn gây hại cho dụng cụ khí nén cuối cùng. Van xả nước thường nằm ở dưới đáy bình. Hãy mở van từ từ để xả nước ra khỏi bình và đóng van khi nước đã được xả hết.

  • Thay thế dây đai cũ: Dây đai có độ căng vừa đủ là thành phần quan trọng để máy nén khí hoạt động với công suất đúng. Phần lớn máy nén khí piston có dây đai lộ thiên được bảo vệ bởi một lưới. Việc thay thế dây đai là khá dễ dàng.

Hãy tuân thủ các bước sau để thay thế dây đai cũ:

  • Kiểm tra dây đai cũ để xem liệu việc thay thế có cần thiết hay không. Nếu dây đai có quá nhiều điểm nứt, rách hoặc bị trùng, hãy tiến hành thay thế.

  • Để tháo dây đai cũ ra khỏi hệ thống, cầm chắc dây và kéo căng ở phía bánh đà, sau đó quay bánh một chút để dây đai rời khỏi hệ thống.

  • Chuẩn bị dây đai mới và lắp trước một đầu vào bánh đà. Kéo căng đầu còn lại lên và quay bánh đà theo chiều xuôi là dây đai sẽ khớp hoàn toàn vào hệ thống.

  • Đối với máy nén khí có dây đai ở trong khoang kín, việc thay thế sẽ phức tạp và chi li hơn. Hãy tuân thủ hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất để thực hiện.

  • Vệ sinh mặt ngoài máy nén khí: Máy nén khí liên tục sinh nhiệt trong quá trình làm việc. Đầu nén thường có các lá tản nhiệt để giải quyết vấn đề này. Nếu đầu nén và tản nhiệt bị bám bụi dày đặc, tiếp xúc không khí sẽ giảm, khả năng tản nhiệt sẽ kém, làm giảm tuổi thọ đầu nén và máy nén khí. Vì vậy, hãy thường xuyên làm sạch thân máy và đầu nén khí. Đặc biệt, chú ý đến khu vực lá tản nhiệt và khoang tản nhiệt của đầu nén.

Các quy trình bảo dưỡng trên giúp bạn duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất cho máy nén khí piston của bạn.

Thời gian bảo dưỡng máy nén khí piston

Để đảm bảo máy nén khí luôn hoạt động ổn định và tránh gặp phải các sự cố trong quá trình hoạt động, bạn nên có kế hoạch bảo dưỡng cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý. Điều này giúp bạn nhận biết và xử lý, khắc phục các lỗi ở máy nén khí một cách kịp thời.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nhận được những thông tin hữu ích về cách bảo dưỡng máy nén khí piston. Để giải đáp mọi thắc mắc có liên quan, vui lòng liên hệ hotline 0912 370 282 để được tư vấn chi tiết, kịp thời và hoàn toàn miễn phí.

1