Xem thêm

Sửa chữa mâm xe ô tô bị hỏng và cách bảo dưỡng

CEO ANH JIMMY
Đồng hành cùng chiếc ô tô yêu quý, mâm xe (hay còn gọi là vành bánh xe, lazang ô tô) không chỉ là một phần trang trí ngoại thất, mà còn đảm bảo sự trơn...

Đồng hành cùng chiếc ô tô yêu quý, mâm xe (hay còn gọi là vành bánh xe, lazang ô tô) không chỉ là một phần trang trí ngoại thất, mà còn đảm bảo sự trơn tru và an toàn khi vận hành. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng và ít bảo dưỡng, mâm xe ô tô thường không tránh khỏi những hư hỏng. Hãy cùng tìm hiểu các dạng hư hỏng thường gặp ở mâm xe ô tô và cách sửa chữa.

Một số hư hỏng thường gặp ở mâm xe ô tô

Mâm xe ô tô bị méo, uốn cong, móp khi vận hành

Móp mâm xe ô tô là một trong những hư hỏng đầu tiên mà chủ xe cần quan tâm. Việc uốn cong, méo mó mâm xe thường do các nguyên nhân như đi qua các vật cản trên đường, va chạm mạnh từ bên hông... Dẫn đến bánh xe bị lệch và gây ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn của xe.

Khi mâm xe ô tô bị hỏng, xe sẽ có xu hướng xử lý kém, giảm hiệu suất nhiên liệu, tay lái rung khi di chuyển ở tốc độ cao và có thể gây xịt lốp hoặc thậm chí nổ lốp.

Mâm xe ô tô bị xước

Mâm xe ô tô thường bị xước khi đỗ xe quá sát vỉa hè bê tông hoặc các vật cứng khác trên đường. Lớp phủ bảo vệ trên mâm xe có thể bị mòn, gây xước và thậm chí gỉ sét.

Để sửa chữa mâm xe ô tô bị xước nhẹ, bạn có thể dùng giấy nhám để loại bỏ các vết xước nhỏ. Nếu vết xước quá sâu, cần thay mâm xe ô tô mới để đảm bảo an toàn.

Mâm xe xuất hiện vết nứt

Nguyên nhân mâm xe xuất hiện vết nứt thường do tai nạn, va chạm mạnh hoặc bị mảnh vỡ tác động lên vành xe. Khi mâm xe bị nứt, điều này có thể gây bất ổn và ảnh hưởng đến khả năng vận hành và quãng đường xe đi được. Trong nhiều trường hợp, mâm xe bị nứt cần phải được thay mới.

Mâm xe bị ăn mòn

Tình trạng ăn mòn trên lazang ô tô thường do nước bẩn, hóa chất trên đường và các yếu tố khác tác động. Ảnh hưởng không chỉ đến tính thẩm mỹ mà còn gây nguy hiểm khi sử dụng xe và giảm khả năng duy trì áp suất lốp.

Nếu vết ăn mòn chưa sâu, bạn có thể sử dụng bàn chải thép và dung dịch làm sạch mâm xe để khắc phục.

Khi nào cần thay mâm xe ô tô?

Khi nào cần thay mâm xe ô tô phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như chất liệu mâm xe, mức độ hư hỏng và điều kiện kinh tế của bạn.

Đối với mâm xe hợp kim, nếu chỉ bị xước nhẹ và không có uốn cong hay nứt, bạn có thể sử dụng tiếp. Tuy nhiên, hãy chú ý về những vết trầy xước sát mép lốp.

Đối với trường hợp mâm xe ô tô bị uốn cong, có vết nứt lớn, bạn nên đưa xe đến xưởng sửa chữa ngay khi phát hiện để tránh tình trạng hư hỏng lan rộng.

Cách bảo dưỡng mâm xe ô tô

Lazang ô tô là một phần quan trọng, do đó, chủ xe cần chú ý bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ. Trong quá trình vệ sinh, hãy làm sạch phần lốp và gầm xe vì chúng thường nằm gần và tương tác trực tiếp với nhau.

Để mâm xe luôn sáng bóng, tránh sử dụng vòi cao áp xịt trực tiếp vào mâm xe và không dùng xà phòng có lượng chất tẩy rửa cao. Hãy dùng khăn vải mềm để lau chùi mâm.

Đặc biệt, sau khi xe di chuyển một quãng đường dài, hãy chờ mâm xe nguội hoàn toàn trước khi rửa bằng nước.

Với mâm xe làm bằng hợp kim nhôm không được sơn lớp phủ bảo vệ, hãy sử dụng hỗn hợp đánh bóng riêng dành cho vật liệu nhôm.

Hơn nữa, bạn không nên dùng cùng một chiếc khăn để lau mâm và mặt xe. Hạt cát và bụi có thể làm trầy xước lớp sơn nếu không lau sạch.

Những trường hợp hư hỏng mâm xe ô tô phức tạp nên đưa xe đến xưởng dịch vụ chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Thông qua những thông tin trên, bạn có thể sớm nhận biết và sửa chữa mâm xe ô tô bị hỏng một cách phù hợp. Đồng thời, hãy đến hệ thống Xưởng dịch vụ của VinFast để được tư vấn và bảo dưỡng xe chuyên nghiệp trên toàn quốc.

1