Xem thêm

Phanh xe máy - Kiểm tra và bảo dưỡng má phanh

CEO ANH JIMMY
Đảm bảo an toàn với hệ thống phanh xe máy Cấu tạo của phanh xe máy Bộ phanh và bộ điều khiển là hai thành phần chính của hệ thống phanh xe máy. Mỗi chiếc...

Đảm bảo an toàn với hệ thống phanh xe máy

Cấu tạo của phanh xe máy

Bộ phanh và bộ điều khiển là hai thành phần chính của hệ thống phanh xe máy. Mỗi chiếc xe đều được trang bị phanh trước và phanh sau. Đối với xe số, phanh trước được lắp ở bên phải và điều khiển bằng tay, còn phanh sau được lắp ở chỗ đặt chân phải và điều khiển bằng chân. Trong khi đó, ở xe tay ga, phanh được lắp ở cả hai bên tay điều khiển.

Hệ thống phanh xe gồm:

  • Phanh tay bao gồm dây phanh, vỏ ruột và ốc siết dây phanh.
  • Phanh chân bao gồm lò xo hoàn lực, tán hiệu chỉnh, bàn đạp phanh và cây sắt điều khiển.

Bộ phanh xe máy Hình 1: Bộ phanh xe máy

Nguyên lý hoạt động cơ bản của phanh xe máy

Khi không sử dụng phanh, hai má thắng sẽ ép sát vào cam thắng. Do có 2 lò xo hoàn lực, lòng đùm sẽ quay tự do. Khi bóp phanh, vòng xoay sẽ xoay phanh má và thông qua phanh xe, cam thắng sẽ đẩy hàm thắng ép sát vào lòng đùm, tạo ra ma sát và bánh xe sẽ không quay được. Khi lực tác động hết, lò xo hoàn lực sẽ đưa cam thắng trở về vị trí cũ, bánh xe sẽ quay bình thường.

Nguyên lý hoạt động của phanh xe máy Hình 2: Nguyên lý hoạt động của phanh xe máy

Phanh đĩa tạo lực phanh lớn thông qua ma sát giữa má phanh và đĩa phanh do lực dẫn động của dầu phanh. Lực phanh được truyền từ tay phanh đến dầu phanh và tiếp theo là piston đẩy má phanh ép vào đĩa phanh.

Phanh đĩa Hình 3: Hệ thống phanh đĩa

Kiểm tra và bảo dưỡng má phanh, đĩa phanh, tăng bua

Má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh bị cong vênh, tăng bua bị sướt là những nguyên nhân gây tiếng kêu và ảnh hưởng đến hệ thống phanh, gây mất an toàn khi điều khiển xe.

Kiểm tra má phanh mòn

Đối với phanh tang trống: Kiểm tra độ mòn má phanh và trống phanh bằng cách so sánh dấu mũi tên trên tấm chỉ thị trùng với dấu tam giác trên bảng má phanh khi phanh.

Kiểm tra má phanh tang trống Hình 4: Kiểm tra má phanh tang trống

Đối với phanh đĩa: Kiểm tra độ mòn má phanh bằng cách nhìn vào rãnh báo chỉ độ mòn má phanh, nếu rãnh này không còn chứng tỏ má phanh đã hết.

Kiểm tra má phanh đĩa Hình 5: Kiểm tra má phanh đĩa

Kiểm tra đĩa phanh

Quan sát đĩa phanh có bị sướt và có bị vênh không, đồng thời kiểm tra độ dày của đĩa phanh. Nếu độ dày đĩa phanh dưới 4mm, cần thay đĩa phanh mới.

Kiểm tra đĩa phanh Hình 6: Kiểm tra đĩa phanh

Kiểm tra tăng bua

Nếu tăng bua bị mòn hoặc sướt, cần đóng sơ mi hoặc thay tăng bua mới.

Kiểm tra tăng bua Hình 7: Kiểm tra tăng bua

Kéo dài tuổi thọ của các chi tiết trong hệ thống phanh

  • Sử dụng đồng thời phanh trước và phanh sau.
  • Đối với xe sử dụng phanh đĩa ở phanh trước, nên sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh đĩa. Việc sử dụng phanh đĩa trước có thể dẫn đến nguy cơ ngã xe.
  • Khi xuống dốc, đổ đèo, nên sử dụng phanh động cơ (về số thấp) để giảm sự hao mòn của má phanh.
  • Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh và thay dầu phanh định kỳ.
  • Vệ sinh đất, cát, bụi bám vào hệ thống phanh sau khi đi trời mưa hoặc qua đoạn đường lầy lội.
  • Thay thế phụ tùng chính hãng để đảm bảo độ bền và độ an toàn của hệ thống phanh.

Hãy tuân thủ các quy tắc trên để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe máy.

1