Xem thêm

Cách sửa đồng hồ đo tốc độ taplo ô tô không chạy

CEO ANH JIMMY
Qua sự cố đồng hồ tốc độ trên taplo ô tô không hoạt động, người lái thu được những kiến thức như chức năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc. 1. Hiện tượng đồng hồ...

Qua sự cố đồng hồ tốc độ trên taplo ô tô không hoạt động, người lái thu được những kiến thức như chức năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc.

Cách sửa đồng hồ đo tốc độ ô tô không hoạt động

1. Hiện tượng đồng hồ đo tốc độ ô tô không chạy là gì?

Trong quá trình xe lưu thông trên đường, dựa trên tải và sự thay đổi tốc độ quay của động cơ, cũng như thao tác của người lái, mà tốc độ xe thường xuyên thay đổi, kim chỉ thị đồng hồ đo tốc độ trên bảng taplo cũng liên tục thay đổi. Đồng hồ đo tốc độ ô tô có sự cố sẽ ảnh hưởng đến sự phán đoán về tốc độ của người lái, dễ dẫn đến vi phạm luật giao thông, trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây nên tai nạn giao thông.

Bởi vì hoạt động liên tục, nên đồng hồ tốc độ thường gặp sự cố. Đây là một trong những sự cố của hệ thống điện. Sự cố đồng hồ đo tốc độ có thể là sự cố của mạch điện bên ngoài, cũng có thể là sự cố của các bộ phận bên trong đồng hồ. Nếu đồng hồ bị sự cố, thì cần phải nhanh chóng kiểm tra và sửa chữa.

Thông qua tìm hiểu sự cố đồng hồ tốc độ trên taplo ô tô không hoạt động, người lái thu được những kiến thức như chức năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, biết cách tiến hành chẩn đoán và sửa chữa đồng hồ đo tốc độ ở taplo ô tô.

2. Phân tích nguyên nhân đồng hồ tốc độ ô tô không làm việc

Dựa trên nguyên lý làm việc của đồng hồ tốc độ xe được đề cập ở phần trước, có thể đưa ra nhận định ban đầu về một số nguyên nhân khiến cho đồng hồ tốc độ xe không làm việc:

  • Sự cố của mạch điện: có thể là sự cố của hệ thống thông tin CAN, hoặc mạch điện bị hở mạch.
  • Sự cố của cảm biến: đầu cắm bị tuột, dây nối cảm biến bị mài mòn, ống chứa công tắc lưỡi gà bị hư hại.
  • Sự cố của bảng đồng hồ táp-lô: dây cáp hoặc giắc nối bị hư hại, giá trị xuất ở đầu ra bảng táp-lô không nằm trong khoảng giá trị cho phép.

3. Cách sửa chữa đồng hồ đo tốc độ bị hỏng

3.1. Kiểm tra, sửa chữa mạch điện

  • Tháo vỏ và các miếng ốp bảng táp-lô:
    • Vô-lăng xe thường là loại vô lăng gật gù, có thể điều chỉnh độ cao bằng cần gạt.
    • Điều chỉnh cần gạt để hạ thấp vô lăng, sau đó dán băng keo bảo vệ vào vị trí.
  • Cậy chốt dẫn hướng, vấu hãm và 3 khóa cài, đồng thời tháo vỏ ngoài của bảng đồng hồ táp-lô.
  • Tháo bảng táp-lô:
    • Tháo 2 ốc vít.
    • Cậy 2 chốt dẫn hướng.
    • Kéo bảng đồng hồ táp-lô ra ngoài, nhổ giắc nối khỏi bảng táp-lô. Lưu ý: khi tháo bảng táp-lô, nhớ cẩn thận, đừng làm gãy chốt dẫn hướng.
  • Tháo mặt kính của bảng táp-lô:
    • Cậy 8 vấu hãm để tháo mặt kính của bảng táp-lô.
    • Kiểm tra hệ thống thông tin CAN: Kiểm tra xem có mã lỗi DTC của hệ thống CAN hay không. Nếu có, thì chuyển đến hệ thống thông tin CAN. Nếu không có, thì chuyển đến bước tiếp theo.
    • Sử dụng thiết bị đọc mã lỗi để tiến hành “kiểm tra chủ động” (Active Test).
    • Xoay khóa điện sang vị trí ON (IG). Bật thiết bị đọc mã lỗi. Chọn mục: Diagnosis/ODB/MODB/Combination Meter/Active Test. Tham khảo dữ liệu của bảng phía dưới để tiến hành kiểm tra.

Nội dung hiển thị                    Bộ phận kiểm tra                        Phạm vi điều khiển km/h

  • Nếu kim chỉ thị hoạt động bình thường, thì chuyển đến bước tiếp theo.
  • Nếu kim chỉ thị hoạt động khác thường, thì phải thay bảng táp-lô mới.
  • Sử dụng thiết bị đọc mã lỗi để đọc số liệu: Nối thiết bị đọc mã lỗi với cổng DLC3.
  • Xoay khóa điện sang vị trí ON (IG). Bật thiết bị đọc mã lỗi. Chọn mục: Diagnosis/ODB/MODB/Combination Meter/Data List. Tham khảo dữ liệu của bảng phía dưới để tiến hành kiểm tra giá trị tốc độ.

Nội dung hiển thị                    Mục kiểm tra                        Trạng thái bình thường

  • Bình thường: chuyển đến bước tiếp theo.
  • Khác thường: thay bảng táp-lô mới.
  • Sử dụng thiết bị đọc mã lỗi để đọc số liệu. Nối thiết bị đọc mã lỗi với cổng DLC3. Xoay khóa điện sang vị trí ON (IG). Bật thiết bị đọc mã lỗi. Chọn mục: Diagnosis/Chassis/ABS/VSC/TRC/Data List. Tham khảo dữ liệu của bảng phía dưới để tiến hành kiểm tra giá trị.

Nội dung hiển thị                    Mục kiểm tra                        Trạng thái bình thường

Kết quả:

Kết quả                     Loại phanh                        Bước tiếp theo

  • Thay bảng táp-lô mới:

Kết quả                     Loại phanh                        Bước tiếp theo

3.2. Kiểm tra, sửa chữa cảm biến

  • Nhổ phích cắm của cảm biến, bật khóa điện.
  • Cấp xung tín hiệu cho bảng táp-lô.
  • Nếu kim chỉ thị trên đồng hồ tốc độ dịch chuyển, chứng tỏ bảng táp-lô bình thường. Sự cố có thể nằm ở ống công tắc lưỡi gà. Trong trường hợp này cần phải thay cảm biến mới. Nếu kim chỉ thị trên đồng hồ tốc độ không dịch chuyển, chứng tỏ bảng táp-lô hoặc dây dẫn bị sự cố. Lúc đó, cần phải tiến hành kiểm tra thêm.

3.3. Kiểm tra, sửa chữa bảng táp-lô

  • Nhổ giắc nối E46.
  • Dựa trên bảng phía dưới, dùng đồng hồ đo điện để đo điện trở. Nếu kết quả đo bình thường thì thay bảng táp-lô. Nếu kết quả đo khác thường thì phải sửa chữa hoặc thay mới giắc nối.

Chân đo                 Điện trở tiêu chuẩn

  • Dựa trên bảng phía dưới, dùng đồng hồ đo điện để đo điện áp. Nếu kết quả đo bình thường thì thay bảng táp-lô. Nếu kết quả đo khác thường thì phải sửa chữa hoặc thay mới giắc nối.

Chân đo                 Yêu cầu                         Điện áp tiêu chuẩn

  • Lắp mặt kính của bảng táp-lô: Ấn cho 8 vấu hãm ăn khớp để lắp mặt kính của bảng táp-lô.
  • Lắp bảng táp-lô: Cắm giắc nối, lắp tạm thời bảng táp-lô vào vị trí. Lắp 2 chốt dẫn hướng và 2 ốc vít để cố định bảng táp-lô.
  • Lắp vỏ ngoài: Lắp chốt dẫn hướng, vấu hãm và 3 khóa cài, để cố định vỏ ngoài bảng đồng hồ táp-lô vào vị trí.
  • Nghiệm thu: Chạy thử xe, nếu đồng hồ tốc độ hiển thị chính xác tốc độ chạy của xe, thì coi như sự cố đã được khắc phục, hoàn thành nhiệm vụ của bài thực hành.
  • Vệ sinh, thu dọn nơi làm việc: Dùng giẻ lau sạch sẽ dụng cụ, thiết bị đo, rồi sắp xếp trở lại hộp đồ nghề tương ứng. Sau đó, vệ sinh, quét dọn nơi làm việc.
1