Xem thêm

Má Phanh Ô Tô: 9 Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Thay Má Phanh

CEO ANH JIMMY
Má phanh ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tốc độ và đảm bảo an toàn cho người dùng khi di chuyển. Vì thế, việc kiểm tra và bảo dưỡng...

Má phanh ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm tốc độ và đảm bảo an toàn cho người dùng khi di chuyển. Vì thế, việc kiểm tra và bảo dưỡng má phanh thường xuyên là điều cần thiết để phát hiện sớm các vấn đề và tránh những tình huống nguy hiểm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về má phanh ô tô, dấu hiệu cần thay má phanh và những điều cần lưu ý khi thay má phanh.

Má phanh ô tô là gì?

Má phanh (hay còn được gọi là bố thắng) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh của xe ô tô. Nó tiếp xúc với phần quay của phanh và tạo ra lực ma sát để giảm tốc độ quay của bánh xe.

Má phanh giúp tạo lực ma sát giảm tốc độ quay của bánh Má phanh giúp tạo lực ma sát giảm tốc độ quay của bánh

Các loại má phanh xe ô tô

Má phanh hữu cơ

Má phanh ô tô sử dụng chất liệu là các loại sợi, hợp chất cacbon, cao su, thuỷ tinh hoặc sợi thuỷ tinh… liên kết với nhau bằng nhựa resin.

Má phanh hữu cơ mang lại lực ma sát vừa phải Má phanh hữu cơ mang lại lực ma sát vừa phải

Ưu điểm: Loại má phanh này tạo ra một lượng ma sát vừa phải mà không sinh nhiệt quá nhiều, giúp xe vận hành êm ái và không gây tiếng ồn khi phanh.

Nhược điểm: Má phanh hữu cơ mài mòn nhanh hơn và chỉ hoạt động tốt trong phạm vi nhiệt độ môi trường thấp. Khi thời tiết khắc nghiệt hoặc phanh quá mạnh và sinh nhiệt cao, hiệu suất của má phanh sẽ giảm. Độ bền của má phanh hữu cơ cao hơn, khiến người lái cần sử dụng nhiều lực hơn khi phanh.

Má phanh gốm

Má phanh được làm bằng chất liệu gốm tạo nên chén đĩa dày và bền hơn rất nhiều. Ngoài ra, má phanh còn được bổ sung thêm các sợi đồng để tăng cường độ ma sát và khả năng dẫn nhiệt.

Má phanh gốm êm ái, không gây tiếng ồn Má phanh gốm êm ái, không gây tiếng ồn

Ưu điểm: Má phanh gốm có độ êm ái cao, không gây tiếng ồn. Ngoài ra, má phanh gốm có khả năng chống mòn tốt hơn, hoạt động đáng tin cậy trong nhiều điều kiện lái xe khác nhau.

Nhược điểm: Má phanh gốm có giá thành đắt hơn so với các loại má phanh khác. Ngoài ra, khả năng hấp thụ nhiệt của gốm không nhiều như các vật liệu khác, dẫn đến nhiệt lượng phát ra từ quá trình phanh sẽ thoát ra khỏi má phanh đi vào phần còn lại của hệ thống, gây hao mòn các bộ phận liên quan.

Má phanh kim loại

Má phanh kim loại được làm từ 30 - 70% kim loại (sắt, đồng, thép hoặc các hợp kim composite) kết hợp với chất bôi trơn graphite và các chất phụ gia khác.

Má phanh kim loại dẫn nhiệt tốt Má phanh kim loại dẫn nhiệt tốt

Ưu điểm: Má phanh kim loại có hiệu suất phanh tốt hơn trong phạm vi nhiệt độ và điều kiện lái đa dạng. Chúng cũng có khả năng dẫn nhiệt tốt, giúp hệ thống phanh đĩa mát nhanh hơn. Má phanh kim loại không cần dùng nhiều lực khi phanh.

Nhược điểm: Má phanh kim loại thường gây nhiều tiếng ồn hơn so với các loại khác. Lực ma sát mạnh hơn khiến áp lực và độ hao mòn trên đĩa phanh lớn hơn, cũng như tạo ra lượng bụi nhiều hơn.

Khi nào cần thay má phanh ô tô?

Trong quá trình hoạt động, má phanh sẽ bị mòn theo thời gian. Vì vậy, các nhà sản xuất ô tô khuyên nên kiểm tra và thay má phanh định kỳ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến má phanh cần được thay:

  • Không vệ sinh và bảo dưỡng má phanh định kỳ: Nếu không được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ, má phanh có thể bị bám bụi và mòn nhanh hơn bình thường.
  • Đĩa phanh bị biến dạng do va chạm: Khi xe ô tô gặp va chạm, đĩa phanh có thể bị biến dạng. Nếu không khắc phục kịp thời, má phanh sẽ bị mòn do đĩa phanh không xoay tròn đều.
  • Ắc suốt phanh bị gỉ sét: Nếu ắc suốt phanh bị rách thủng hoặc bị gỉ sét, má phanh sẽ không hoạt động đúng lúc piston tác động lực lượng và gây ảnh hưởng đến má phanh.
  • Bàn đạp phanh ngắn: Bàn đạp phanh ngắn làm má phanh dễ bị ghì chặt vào đĩa phanh và mòn nhanh.
  • Má phanh nở do bị lọt nước: Má phanh có thể nở ra nếu bị lọt nước vào bên trong.
  • Dầu phanh nhiễm nước: Dầu phanh nhiễm nước có thể gây ra nhiều trục trặc cho hệ thống phanh.

9 dấu hiệu cảnh báo cần thay má phanh ô tô

Để đảm bảo chính xác thời điểm cần thay má phanh, hãy chú ý đến các dấu hiệu sau đây:

1. Xe phát ra tiếng kêu bất thường khi phanh

Khi di chuyển, nếu xe phát ra những tiếng kêu ken két,… đó là dấu hiệu má phanh đã bị mòn và cần phải thay thế. Nguyên nhân có thể là má phanh bị mòn hoặc đinh tán má phanh bị lỏng hoặc kẹt do bám bụi bẩn.

2. Đèn phanh liên tục báo sáng

Trong hệ thống phanh, có một bộ phận báo sáng để nhắc nhở tài xế về độ an toàn của má phanh. Nếu đèn phanh liên tục báo sáng, nguyên nhân có thể là do cảm biến ABS bị bẩn, dầu phanh xuống mức quá thấp hoặc bộ điều khiển ABS hỏng.

3. Phanh không hoạt động

Phanh không hoạt động có thể do má phanh quá cứng hoặc quá mềm, bị mòn hoặc kẹt, hoặc do các vấn đề khác trong hệ thống phanh.

4. Xe bị rung lắc hoặc lạng sang 2 bên khi phanh

Khi phanh, nếu xe bị lạng trái, lạng phải hoặc liên tục bị giật, có thể má phanh bị mòn hoặc lực phanh không ổn định.

5. Bàn đạp phanh rung lắc hoặc đạp sát sàn

Nguyên nhân có thể do cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, các khe hở má phanh hoặc thanh nối bị điều chỉnh sai, hoặc có khí lọt vào trong hệ thống phanh.

6. Má phanh mòn không đều

Khi má phanh bị kẹt sắc phanh, kẹt piston phanh, đĩa phanh mòn không đều,… sẽ dẫn tới các má phanh bị mòn không đều nhau.

7. Độ dày má phanh

Việc kiểm tra độ dày má phanh thường được kết hợp trong những lần bảo dưỡng, thay dầu xe. Khi độ dày của má phanh còn dưới 3 mm, bạn cần thay má phanh để đảm bảo độ ma sát khi phanh.

8. Má phanh bị vỡ hoặc chai cứng

Má phanh kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng chai cứng và bị vỡ. Điều này rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, đặc biệt trong các tình huống bất ngờ.

9. Thay má phanh theo số km vận hành

Theo các hãng sản xuất, nên kiểm tra và thay má phanh ô tô sau mỗi 50.000 - 80.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng. Tuy nhiên, thời điểm thay má phanh còn phụ thuộc vào điều kiện sử dụng và thói quen lái xe của người dùng.

Giá thay má phanh ô tô

Hiện nay, giá thay má phanh xe ô tô có thể thay đổi tùy theo nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Lựa chọn gara/đại lý sửa chữa ô tô: Lựa chọn những địa điểm uy tín, có nhiều kinh nghiệm để có mức giá phù hợp và được tư vấn đúng cách.
  • Chất lượng của má phanh: Chất lượng của má phanh ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu suất phanh. Sử dụng má phanh chất lượng giúp kéo dài tuổi thọ và giảm tốc độ mòn.
  • Loại phanh của xe ô tô: Loại phanh (đĩa hoặc tang trống) cũng ảnh hưởng đến giá thành. Phanh đĩa thường có chi phí cao hơn phanh tang trống.
  • Hãng & đời xe: Đời xe và hãng xe cũng ảnh hưởng đến giá thay má phanh. Xe tầm trung và phổ thông thường có giá thay má phanh không cao. Trong khi đó, xe cao cấp và phiên bản hiếm có giá thay má phanh cao hơn.
  • Vị trí phanh: Thay má phanh bánh trước và bánh sau có khác nhau. Má phanh bánh trước cần dày hơn và chịu nhiều tác động hơn.

Những yếu tố cần lưu ý khi thay má phanh ô tô

Trước khi thay má phanh ô tô, cần lưu ý những yếu tố sau để đảm bảo kết quả an toàn và hiệu quả:

  • Thời tiết: Má phanh cần hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
  • Nhiệt độ môi trường: Má phanh cần hoạt động đúng như dự định và cung cấp ma sát lý tưởng dù nhiệt độ là cao hay thấp.
  • Nhiệt độ hoạt động tối đa (MOT): Đây chính là nhiệt độ cao nhất mà má phanh có thể chịu trước khi không an toàn.
  • Phản ứng ma sát với nhiệt độ: Cần lưu ý tác dụng lực để đảm bảo phản ứng phanh tương tự trong các tình huống phanh khẩn cấp.
  • Tuổi thọ má phanh và đĩa phanh: Xem xét tuổi thọ của má phanh và đĩa phanh để đảm bảo hiệu suất lâu dài.
  • Tiếng ồn và độ rung: Quan sát mức độ tiếng ồn, độ rung và cảm giác chân phanh khi tác động.
  • Bụi bẩn: Má phanh có thể tụ bụi bẩn và bám vào bánh xe.

Hướng dẫn thay má phanh ô tô tại nhà an toàn

Nếu bạn có sự hiểu biết về kỹ thuật ô tô và đủ dụng cụ, bạn có thể tự thay má phanh ô tô tại nhà một cách an toàn. Quá trình thay má phanh ô tô bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tháo bánh xe

Dùng kích ô tô để nâng xe lên và tháo bánh xe.

Bước 2: Mở cụm piston phanh

Tháo bu lông ắc suốt phanh bọc cao su sau cùng ở đầu kẹp phanh, sau đó dùng vít cậy cụm piston ra khỏi cụm phanh. Chú ý không để piston bị treo bằng ống dầu phanh, vì có thể làm hỏng ống dầu.

Bước 3: Mở má phanh cũ và lắp má phanh mới

Tiếp theo, mở má phanh cũ và thay bằng má phanh mới. Hãy chú ý quan sát thứ tự mở má phanh để dễ dàng lắp má phanh mới.

Bước 4: Ép piston phanh

Vì độ dày của má phanh mới khác má phanh cũ, nên cần dùng cảo piston để ép piston quay trở lại vị trí ban đầu và khớp với má phanh mới.

Bước 5: Lắp lại cụm piston và bánh xe

Lắp lại cụm piston theo đúng cơ cấu phanh, sau đó tra thêm dầu vào bu lông ắc suốt phanh. Cuối cùng, lắp lại bánh xe.

Sau khi hoàn thành việc thay má phanh, hãy đạp phanh để đảm bảo phanh mới đủ áp suất. Sau đó, thử chạy xe để kiểm tra hiệu suất phanh.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về má phanh ô tô, dấu hiệu cần thay má phanh và những điều cần lưu ý khi thay má phanh. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về má phanh hoặc xe ô tô, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn chi tiết.

Website: https://hondaotomydinh.vn/

Fanpage: Honda Ô tô Hà Nội - Mỹ Đình

Youtube: Honda Ô tô Hà Nội - Mỹ Đình

Hotline: 0375 83 79 79

1