Xem thêm

Tiếng Việt giàu đẹp - 3 Fanpage không thể bỏ qua nếu bạn là người thích viết

CEO ANH JIMMY
Trong quá khứ, tôi đã đọc một chủ đề trên trang viết về viết lách với câu hỏi đại ý thế này: "Tại sao các bạn lại thích văn/viết?" Một trong những câu trả lời...

Trong quá khứ, tôi đã đọc một chủ đề trên trang viết về viết lách với câu hỏi đại ý thế này: "Tại sao các bạn lại thích văn/viết?" Một trong những câu trả lời làm tôi ấn tượng là: "Vì thích những con chữ và vẻ đẹp của từ ngữ, văn thơ."

Chúng ta, những người làm content, đã nói quá nhiều về sự sáng tạo và đã chia sẻ hàng trăm câu chuyện về cách thiết kế đẹp,... nhưng mình tin chắc ít bài viết nào đã đề cập đến tiếng Việt - những con chữ mà bạn và tôi sử dụng hàng ngày.

Nhân tiện trên blog mới "khai trương" này, mình hy vọng có thể sử dụng ngôn ngữ thân thương tiếng Việt này để viết một bài về nó. Có thể nó không được hoàn hảo, cũng không có phân tích chuyên sâu như các chuyên gia. Tuy nhiên, mình mong rằng nó có thể mang đến cho các bạn một vài khía cạnh thú vị của tiếng Việt.

Đặc trưng của tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng như khi viết lách. Vì vậy, không có gì ngẫu nhiên khi nó trở thành môn học bắt buộc từ thuở nhỏ. Có thể xem tiếng Việt như môn học "gốc rễ", nhờ nó mà ta có thể viết một câu hoàn chỉnh, đúng ngữ nghĩa và ngữ pháp.

Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn ngữ. Đơn vị cơ bản gồm từ/chữ (về mặt hình thái) và tiếng (về mặt ngữ âm). Từ bao gồm:

  • Từ đơn.
  • Từ phức: Từ ghép, từ láy.
  • Ngữ cố định: Thành ngữ, quán ngữ.

Từ ngắn nhất trong tiếng Việt có thể coi là thán từ như "a", "à", "ừ",... (gồm 1 chữ cái). Từ dài nhất trong tiếng Việt là "nghiêng" với 7 chữ cái.

Tiếng Việt còn có hệ thống thanh điệu gồm thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc nặng. Những thanh điệu này khiến bất kỳ người nước ngoài nào muốn học tiếng Việt cũng phải nhăn mặt, tập trung.

Để nói về sự thú vị của tiếng Việt, không biết có đủ không. Tôi thích chữ Việt vì nó được tạo ra từ các chữ cái La-tinh với các ký hiệu a, b, c. Dĩ nhiên, nó còn có các chữ cái khó nhằn khác như ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư mà chúng ta thường hát:

"O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ, ơ thì mang râu"

Sự thú vị của tiếng Việt

Chỉ riêng từ "bố", mỗi vùng miền, mỗi thời kỳ lại có cách gọi khác nhau. Ngày xưa, người ta thường gọi "thầy" hoặc "cậu mợ" thay cho "bố". Bây giờ lại có thêm những từ như "cha", "ba", "tía",... Hoặc từ "mẹ" lại có các cách gọi như "u", "bu", "bầm", "mạ" (thời xưa); bây giờ người ta thường dùng "mẹ" hoặc "má", một số nơi gọi là "mạ", "mệ".

Sau này khi đã đọc nhiều, tôi phát hiện ra tiếng Việt không chỉ giàu mà còn thật sự đẹp. Có những từ cũ, phương ngữ mà đến khi tiếp xúc với sách vở, ta mới biết được nghĩa của chúng. Chẳng hạn như:

  • "Đơn sai" (tính từ): không giữ đúng lời, thiếu trung thực (Theo Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê).
  • "Na ná" (từ cũ): gần như, giống như.
  • "Ngày mơi" (phương ngữ Nam Bộ): ngày mai, ngày sẽ tới hôm sau.
  • "Quày quả" (khẩu ngữ): có dáng điệu vội vã như đang quá bận, quá nhiều việc phải lo.
  • "Tề chỉnh" (từ gốc Hán): Tề là đều, không so le; chỉnh là đều, ngay ngắn. "Tề chỉnh" hay đảo lại "chỉnh tề" là từ đúng, mang nghĩa ngay ngắn, gọn ghẽ, tăm tắp.

Tôi thích tiếng Việt còn vì có những chữ vượt lên trên cả ý nghĩa đơn thuần của nó. Tựa như "thương". Nói "tôi thương cậu", từ "thương" ấy bao hàm cả sự yêu thích, tình yêu và sự trân trọng, nâng niu mà "tôi" dành cho "cậu ấy". Đến bây giờ, tôi vẫn nghĩ, khi nói "thương" một người, người ấy hẳn rất đặc biệt.

Có những từ ghép khi đảo ngược lại, chúng mang một sắc thái đôi khi khác ban đầu. Ví dụ như "mưa gió" - "gió mưa", "nuối tiếc" - "tiếc nuối", "bão đông" - "đông bão", "năm tháng" - "tháng năm", "hiu quạnh" - "quạnh hiu",...

Bạn không cần phải là một bậc thầy về tiếng Việt trong viết lách, tuy nhiên bạn phải nắm rõ được ý nghĩa của từng từ ngữ để áp dụng sao cho chuẩn nhất. Bởi những nghề liên quan đến con chữ... đòi hỏi bạn làm việc với chữ viết nhiều.

Nếu bạn không giỏi tiếng Việt, mình nghĩ rằng việc trau dồi kiến thức là điều cần thiết. Tổng hợp những Fanpage tiếng Việt dưới đây chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với kho tàng từ vựng phong phú của dân tộc.

Xem thêm bài viết:

  • Chữa bí từ nhờ bí thuật: Giúp bạn cải thiện tình trạng bí từ khi viết lách
  • Viết tốt hơn nhờ cải thiện chính tả và trau dồi vốn từ vựng
  • Đổi gió với 7 dạng bài content giúp blog không còn nhàm chán
  • 6 cách viết mở đầu cứu nguy cho bạn khi bị ý tưởng bí
  • 5 cách sử dụng con số để viết tiêu đề hấp dẫn

Ngày ngày viết chữ: 149.000 follow

Ngày ngày viết chữ hoạt động từ năm 2016 với công việc nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Việt. Người sáng lập, Nguyễn Thùy Dung cũng là tác giả của 2 cuốn sách "Từ vay hay dùng" và "Chữ xưa còn một chút này".

Ngày ngày viết chữ có thể coi là một cuốn Từ điển tiếng Việt trực tuyến. Mỗi câu chuyện về ngữ nghĩa đều được đầu tư công phu và thu hút lượng lớn độc giả.

Ví dụ để chỉ ra việc chưa đưa ra quyết định được và phải trì hoãn hành động, người ta dùng các từ: "phân vân", "lưỡng lự", "do dự", "chần chừ". Theo bạn, từ nào sẽ được dùng trong trường hợp nào? Cùng theo dõi phần giải thích của Ngày ngày viết chữ nhé.

Hiểu một cách đơn giản:

  • Phân vân: Vì có nhiều lựa chọn.
  • Lưỡng lự: Có hai lựa chọn không biết chọn cái nào.
  • Do dự: Không biết có nên hành động không.
  • Chần chừ: Không biết đã nên hành động chưa.

Tiếng Việt giàu đẹp: 48.000 follow

Tiếng Việt giàu đẹp ra đời giúp bạn có một cách nhìn mới mẻ, thú vị hơn về con chữ chúng ta sử dụng hàng ngày. Fanpage gần 50.000 lượt theo dõi thường xuyên đăng tải các chủ đề về các từ hay nhầm lẫn. Ví dụ như:

  • Chọc lét hay chọc léc?
  • Mùi mẫn hay muồi mẫn?
  • Làm dùm hay làm giùm?
  • Co dãn hay co giãn?
  • Xổ lồng hay sổ lồng?
  • Dở ẹc hay dở ẹt?

Fanpage này cung cấp giải thích chi tiết, đầy đủ và dựa trên các tư liệu lịch sử, giúp bạn không bị nhầm lẫn khi sử dụng từ. Ngoài ra, Fanpage này còn tổ chức các cuộc thi viết về ca ngợi và tôn vinh tiếng Việt.

Sơ Ngọc Chi Tâm: 400 lượt thích

Chắc hẳn các bạn sẽ rất bất ngờ khi một Fanpage chỉ có gần 400 lượt thích lại được giới thiệu trong bài này. Mình biết đến Sơ Ngọc Chi Tâm qua một trang confession về viết lách. Các kiến thức về từ vựng mà Fanpage này cung cấp cho độc giả rất quý giá.

Sơ Ngọc Chi Tâm đem đến một góc tiếp cận từ vựng hoàn toàn mới nhờ việc giải thích các từ/cụm từ cũ trong các tác phẩm văn học. Điển hình như:

  • "Vu khoát" (từ cũ): Xa rộng, ý nói viển vông lông bông không hợp với thực tế. Ví dụ: "Đó nào phải điều vu khoát."
  • "Ê chệ": Nhơ nhuốc và nhục nhã. Ví dụ: "Ê chệ bọn Việt gian!"
  • "Khen lao": Như khen ngợi. Ví dụ: "Vốn tính thông minh thiên bẩm, em được các cô giáo yêu chiều, được họ hàng khen lao." (Vũ Trọng Phụng)
  • "Thức nhấp/Thức nhắp" (từ cũ): Thức ngủ, tỉnh giấc. Ví dụ: "Đêm đêm thức nhấp mơ màng/Chộ hoàng lương chiêm mộng, thiếp sầu chàng ngẩn ngơ." (Ca dao)

Với sự tìm tòi tâm huyết về tiếng Việt qua các tác phẩm văn học cổ, trong tương lai, Sơ Ngọc Chi Tâm chắc chắn sẽ còn được nhiều người biết đến.

Mình đã viết nhiều như vậy chỉ để nói rằng Tiếng Việt thật sự rất đẹp mà thôi!

Đáp án: Chọc léc, muồi mẫn, làm giùm, co giãn, sổ lồng, dở ẹt.

1