Xem thêm

HƯỚNG DẪN CÁCH KIỂM TRA LỐP XE Ô TÔ TẠI NHÀ

CEO ANH JIMMY
Lốp xe là một bộ phận cực kỳ quan trọng của xe ô tô. Chất lượng lốp xe ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn khi lái xe. Bạn có thể kiểm tra lốp...

Lốp xe là một bộ phận cực kỳ quan trọng của xe ô tô. Chất lượng lốp xe ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn khi lái xe. Bạn có thể kiểm tra lốp xe của mình ngay tại nhà để đảm bảo an toàn cho bạn và người thân khi tham gia giao thông trên đường.

Kiểm tra độ mòn lốp - phương pháp kiểm tra lốp tại nhà đơn giản nhất

Có một số biểu hiện chính của lốp cần chú ý. Nếu gặp những trường hợp này, bạn nên sửa chữa hoặc thay mới lốp càng nhanh càng tốt.

1. Lốp bị mòn ở chính giữa

Lốp bị mòn ở giữa thường do lốp bơm quá căng Kiểm tra lốp xe giúp bạn xem xét, đánh giá về hình dạng, độ mòn, gai lốp, độ căng của lốp để có những quyết định sửa chữa, thay thế lốp xe kịp thời. Người lái hoàn toàn có thể tự kiểm tra lốp xe của mình. Nếu phần hoa lốp ở chính giữa lốp bị mòn quá, thường là do lốp xe được bơm quá căng. Hãy đối chiếu áp suất lốp với bảng áp suất chuẩn và không bơm căng hơn áp suất chuẩn để tránh mòn nhanh hơn.

2. Lốp bị mòn ở hai mép

Kiểu mòn này chủ yếu là do lốp xe thường xuyên bị non hơi (mềm) hoặc do cách lái xe nóng nảy của tài xế. Điều này làm lốp bị non, áp suất trong lốp giảm, tạo ra lực ép ở tâm lốp quá ít, làm mòn hai bên của lốp.

3. Lốp bị mòn một bên

Lốp bị mòn một bên nên đi cân chỉnh lại trục bánh xe cho cân Kiểu mòn này tức là hoa lốp ở một bên bị mòn nhiều hơn bên còn lại. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do hai bánh xe không song song với nhau, khớp nối cầu bị mòn hoặc các bộ phận của hệ thống giảm xóc bị mòn hoặc cong. Khi gặp trường hợp này, bạn nên đem xe đi cân chỉnh lại trục bánh xe cho cân, đồng trục và kiểm tra các bộ phận của hệ thống giảm sóc.

4. Lốp bị "xổ lông"

Lốp bị "xổ lông" tức là hoa lốp trông giống như bị mòn theo một chiều, vết mòn trông gần giống như một giọt dầu với một đầu nhọn còn phía bên kia tròn. Nguyên nhân có thể do lái xe duy trì tốc độ cao trên đường, độ chụm của bánh xe chưa chuẩn. Trong trường hợp này, bạn nên giao xe cho một thợ chuyên nghiệp để hiệu chỉnh lại độ chụm cho bánh xe.

5. Biến dạng hình chén (Cupping hay Scalloping)

Nếu trên lốp xe xuất hiện những vết lõm hình tròn hoặc vỏ sò gần hai bên mép lốp, thì chúng ta cảnh báo rằng các bộ phận của hệ thống giảm sóc đã quá mòn. Bạn cần ngay lập tức cho xe đi kiểm tra hệ thống treo.

6. Vết mòn vẹt (phẳng)

Kiểm tra lốp thường xuyên giúp tài xế ngăn chặn được những tai nạn tiềm ẩn hoặc những tình huống bất ngờ trên xa lộ. Vết mòn này là một vết mòn nghiêm trọng trên các gai lốp nhưng chỉ xuất hiện tại một vài vị trí trên lốp, thường là do phanh gấp. Tình trạng này thường xảy ra trên những Xe cũ không có ABS*. Biện pháp tốt nhất là thay thế lốp mới hoặc xử lý bằng cách mài bớt hoa lốp đi nếu được.

7. Những vết láng trên bề mặt lốp

Nếu hoa lốp bị mòn không đều, có thể là do hệ thống treo (hệ thống giảm xóc) có vấn đề. Khi xuất hiện những vết trơn nhẵn trên mặt lốp hoặc ở những vị trí giữa tâm và mép mặt lốp bị mòn nhiều hơn những chỗ khác, chắc chắn bánh xe đã bị đảo theo hướng đó. Trong trường hợp này, nên đem xe ra tiệm để cân chỉnh lại bánh xe.

8. Vết phù trên mặt lốp

Kiểm tra lốp thường xuyên giúp tài xế ngăn chặn được những tai nạn tiềm ẩn hoặc những tình huống bất ngờ trên xa lộ. Nếu trên lốp xuất hiện những vết phồng, lồi, bạn cần ngay lập tức thay lốp. Hiện tượng này là do xe đi vào những ổ trâu, gạch đá lởm chởm. Trong trường hợp này, bạn cần nghi ngờ về độ an toàn của lốp xe và thay lốp mới.

Kiểm tra áp suất lốp tại nhà đơn giản nhất

Kiểm tra áp suất lốp thường xuyên giúp bảo đảm an toàn và kéo dài tuổi thọ lốp. Áp suất lốp là thông số cần được quan tâm đúng mức vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ an toàn cũng như tuổi thọ lốp.

1. Kiểm tra áp suất lốp

Mỗi loại lốp sẽ có thông số áp suất lốp riêng, thông tin về áp suất của lốp xe sẽ có trong tờ hướng dẫn sử dụng xe hoặc decal dán cửa hoặc bệ cửa xe. Tùy loại xe, bạn nên bám sát vào thông số của nhà sản xuất để bơm hơi cho lốp xe.

Kiểm tra áp suất lốp

2. Kiểm tra áp suất trên thành lốp

Áp suất trên thành lốp là yếu tố cần thiết phải kiểm tra, đặc biệt đối với các ô tô mua cũ, vì thường sẽ được thay lốp mới không phải lốp xe của đúng hãng. Áp suất ghi trên thành lốp chỉ là áp suất tối đa mà lốp có thể chịu được và không phải áp suất tối ưu cho vận hành.

3. Kiểm tra áp suất ghi trên bệ cửa

Một số hãng xe sẽ dán thông số áp suất lốp khuyến nghị trên miếng decal trên bệ cửa. Mức áp suất này đo khi ô tô dừng xe lâu và lốp không bị ma sát và nóng. Thông thường, áp suất lốp cần được giảm từ 10% đến 15% so với khuyến nghị để đạt mức áp suất hợp lý.

4. Một số lưu ý khi kiểm tra áp suất ô tô

Khi kiểm tra áp suất lốp ô tô, bạn nên lưu ý một số điều sau:

4.1 Chú ý điều chỉnh áp suất lốp ô tô theo mùa

Mùa hè nhiệt độ cao, không khí giãn nở nhiều hơn so với thông thường nên bạn cần bơm lốp non hơn so với mức quy định. Mùa đông thì bạn nên bơm lốp vừa đủ theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

4.2 Bao lâu thì cần kiểm tra áp suất lốp?

Thời điểm tốt nhất để kiểm tra áp suất lốp là mỗi khi đổ xăng hoặc định kỳ theo từng tháng để điều chỉnh áp suất phù hợp với điều kiện thực tế của môi trường. Bởi dù xe không di chuyển và lốp xe hoàn toàn mới, áp suất vẫn bị giảm khoảng 0.7 PSI/tháng. Vì vậy, trong trường hợp quá lâu không sử dụng xe, chúng ta cần kiểm tra và bổ sung áp suất lốp cho phù hợp với điều kiện môi trường. Việc kiểm tra và bảo dưỡng lốp xe đều rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe ô tô. Hãy áp dụng những phương pháp kiểm tra lốp tại nhà này để luôn đảm bảo lốp xe ô tô của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất và giúp kéo dài tuổi thọ của lốp xe.

1