Xem thêm

Công thức định giá sản phẩm: 5 bước để đặt giá bán sỉ và lẻ luôn thu được lợi nhuận

CEO ANH JIMMY
Bạn đã bao giờ gặp khó khăn trong việc định giá sản phẩm sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận cao mà vẫn không làm khách hàng "chạy mất dép" vì giá quá "chát"? Vậy...

Bạn đã bao giờ gặp khó khăn trong việc định giá sản phẩm sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận cao mà vẫn không làm khách hàng "chạy mất dép" vì giá quá "chát"? Vậy giá cả nào mới là hợp lý? Đừng lo, SUNO sẽ hướng dẫn bạn công thức định giá sản phẩm chỉ với 5 bước đơn giản. Với công thức này, bạn có thể áp dụng đặt giá cho sản phẩm bán lẻ hoặc bán sỉ hoặc cả hai.

Định giá sản phẩm bán lẻ và bán sỉ như thế nào cho phù hợp? Định giá sản phẩm bán lẻ và bán sỉ như thế nào cho phù hợp?

Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn

Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm, còn được gọi là Cost of Goods Sold (COGS), bao gồm tổng chi phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và các chi phí bổ sung như nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing... để sản phẩm sẵn sàng bán. Đơn giản hơn, giá vốn (giá gốc) của sản phẩm có thể tính theo công thức sau:

Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,...)

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn

Trước khi đặt giá cho sản phẩm bán lẻ, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà bạn nhắm đến. Hàng của bạn thuộc lĩnh vực nào? Hướng đến khách hàng giàu có hay khách hàng có thu nhập trung bình - khá? Hiểu rõ khách hàng tiềm năng của mình là quan trọng để đưa ra mức giá cạnh tranh. Phân tích hành vi tiêu dùng, khả năng chi trả của khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra mức giá hợp lý.

Bước 3: Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn

Có một mẹo nhỏ và đơn giản mà ai cũng áp dụng vào công thức định giá sản phẩm. Đó chính là bắt đầu từ giá gốc của bạn và nhân gấp đôi để ra giá bán. Đây là cách làm an toàn và phổ biến nhất. Tuy nhiên, tùy vào ngành hàng và mô hình kinh doanh, mức lợi nhuận mong muốn có thể điều chỉnh. Nhà sản xuất thường nhắm đến mức lợi nhuận từ 30 - 50%, trong khi nhà bán lẻ luôn nhắm đến mức lợi nhuận cao nhất từ 55 - 100%. Do đó, để có giá bán cuối cùng cho sản phẩm, bạn cần xác định mức lợi nhuận bạn mong muốn.

Bước 4: Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết)

Sau khi xác định lợi nhuận mong muốn, bạn có thể tính được giá bán lẻ theo công thức:

Giá bán lẻ = (Giá gốc/vốn) + (Giá gốc x % lợi nhuận mong muốn)

Ví dụ, với một sản phẩm giá gốc là 50.000 VND và lợi nhuận mong muốn là 100%, giá bán lẻ sẽ là:

50.000 + (50.000 x 100%) = 100.000 VND

Để đảm bảo giá bán cuối cùng hợp lý và cạnh tranh trên thị trường, hãy nghiên cứu các đối thủ, các nhà bán lẻ khác để so sánh và điều chỉnh mức giá của bạn.

Bước 5: Đặt giá bán sỉ

Nếu bạn là nhà sản xuất và muốn bán sỉ, bạn cần đặt giá sỉ sao cho không ảnh hưởng đến lợi nhuận giữa giá bán sỉ và bán lẻ. Đồng thời, giá bán lẻ của bạn cũng không gây xung đột lợi ích với các đối tác bán lẻ khác. Khi bán sỉ, bạn có thể giảm giá bán sản phẩm do số lượng sản phẩm trên mỗi đơn hàng lớn hơn. Bạn nên chia giá bán sỉ thành các mức giá khác nhau dựa trên số lượng sản phẩm đặt hàng, mức giá càng rẻ khi đối tác đặt mua càng nhiều.

Ví dụ, một sản phẩm có giá gốc là 30.000 VND và lợi nhuận mong muốn là 80%. Giá bán lẻ là 54.000 VND. Các mức giá bán sỉ dựa trên số lượng sản phẩm mà đối tác đặt mua có thể tính như sau:

  • Mua từ 3 đến 10 cái: Mức lợi nhuận 70%/sản phẩm => Giá bán sỉ 1 cái là 51.000 VND/cái
  • Mua từ 11 đến 30 cái: Mức lợi nhuận 60%/sản phẩm => Giá bán sỉ 1 cái là 48.000 VND/cái
  • Mua từ 31 đến 50 cái: Mức lợi nhuận 50%/sản phẩm => Giá bán sỉ 1 cái là 45.000 VND/cái
  • Mua từ 100 cái trở lên: Mức lợi nhuận 40%/sản phẩm => Giá bán sỉ 1 cái là 42.000 VND/cái

Công thức này cho phép bạn kiểm soát lợi nhuận tối thiểu khi bán sỉ và không gây xung đột lợi ích với các đối tác. Tùy biến công thức sao cho hợp lý và luôn lấy mức lợi nhuận trên giá bán lẻ làm điểm xuất phát.

Lời kết

Đây là một công thức định giá sản phẩm cơ bản và đơn giản, đặc biệt dành cho những người mới bắt đầu kinh doanh. Bên cạnh đó, còn rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm khác mà bạn có thể tìm hiểu và tham khảo như định giá từ chi phí, định giá dựa trên cạnh tranh, định giá dựa trên marketing... Định giá sản phẩm không phải là việc khó, nhưng cũng không đơn giản. Hãy chú trọng và thực hiện một cách cẩn thận để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn. Chúc bạn thành công và buôn may bán đắt!

Xem thêm: Định giá hàng hoá - 9 chiến lược giúp mang lại lợi nhuận

1