Quy trình bảo trì tủ điều khiển như thế nào?

CEO ANH JIMMY
Tủ điều khiển là một phần quan trọng không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất. Chúng đảm nhiệm việc quản lý và điều khiển các thiết bị máy móc, hệ thống điện trong...

Tủ điều khiển là một phần quan trọng không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất. Chúng đảm nhiệm việc quản lý và điều khiển các thiết bị máy móc, hệ thống điện trong nhà máy. Để đảm bảo hoạt động ổn định của dây chuyền sản xuất và các thiết bị trong hệ thống HVAC như AHU, chiller, việc bảo trì và tuân thủ quy trình bảo trì là điều cần thiết.

Tại sao cần bảo trì tủ điều khiển?

Tủ điện điều khiển luôn hoạt động liên tục với nhiều máy móc có giá trị cao. Bảo trì định kỳ sẽ giúp hệ thống điện hoạt động trơn tru, tránh lỗi phát sinh và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Việc thay thế và sửa chữa sẽ tốn thời gian nếu không tuân thủ quy trình bảo trì và chỉ kiểm tra khi có sự cố xảy ra.

Các công việc cần thực hiện khi bảo trì tủ điều khiển:

  • Xác định tình trạng máy móc và thiết bị trong nhà máy.
  • Bảo dưỡng và thay thế linh kiện theo kế hoạch.
  • Tháo lắp và bảo trì thiết bị máy móc.
  • Kiểm tra và sửa chữa những lỗi thường xuất hiện trên tủ điều khiển.

Nhà máy và nhà xưởng công nghiệp thường gặp các sự cố như mất điện, hệ thống điện bị cháy, hệ thống truyền động rung sóc quá mức, trám biến áp quá tải, hỏng bộ điều khiển và nhiều sự cố khác. Để tránh những rủi ro này, bảo trì tủ điều khiển là hết sức cần thiết.

Quy trình bảo trì tủ điện điều khiển

bảo trì tủ điều khiển

Các bước bảo trì tủ điều khiển như sau:

Bước 1: Kiểm tra đồng hồ đo lường

Kiểm tra các thông số và tìm lỗi bất thường trên đồng hồ đo lường của tủ điện. Nếu phát hiện lỗi, tìm nguyên nhân và khắc phục.

Bước 2: Ngắt hoạt động hệ thống điện

Ngắt hoạt động hệ thống điện và thiết lập chế độ an toàn để bảo vệ công nhân.

Bước 3: Vệ sinh tủ điện

Sử dụng khăn khô và máy hút bụi chuyên dụng để vệ sinh bên trong và bên ngoài tủ.

Bước 4: Kiểm tra và thay thế linh kiện

Kiểm tra độ lỏng và rỉ sét của ốc vít, siết lại và thay thế linh kiện khi cần.

Bước 5: Kiểm tra và đóng lại tủ

Kiểm tra kỹ lưỡng tủ điện và đảm bảo an toàn trước khi đóng lại.

Chu kỳ kiểm tra và bảo trì tủ điều khiển nên từ 4 đến 6 tháng. Nếu tủ điện được đặt trong môi trường khô ráo và không ẩm ướt, ưu tiên những vị trí không có nguy cơ dột nước để đảm bảo an toàn và chức năng làm việc của tủ. Nếu môi trường không tốt, cần bảo trì tủ điện thường xuyên để phát hiện và ngăn chặn sự cố.

Những hạng mục bảo trì tủ điều khiển

Bảo trì tủ điều khiển giúp tránh hỏng hóc và hư hỏng đối với hệ thống điều khiển. Các hạng mục kiểm tra bảo trì tủ điều khiển bao gồm:

  • Kiểm tra tính vẹn toàn của bảng điều khiển.
  • Kiểm tra các kết nối cơ khí của bảng điều khiển.
  • Kiểm tra các hư hỏng về cơ, nhiệt và điện.
  • Kiểm tra nhiệt độ thông qua nhiệt kế.
  • Kiểm tra nhãn nhận dạng và tính khả dụng của sơ đồ điện.
  • Kiểm tra sự tương ứng giữa thiết bị và sơ đồ điện.
  • Kiểm tra hiệu chuẩn của các thiết bị bảo vệ theo tải.
  • Kiểm tra hiệu quả của các dụng cụ đo lường.
  • Kiểm tra tín toàn vẹn của mạch phụ.
  • Kiểm tra sự làm việc cơ học của từng thiết bị.
  • Thử nghiệm chức năng của các thiết bị bảo vệ vi sai.
  • Kiểm tra chức năng của mạch an toàn.
  • Kiểm tra kết nối với lắp đặt đất và các đầu dò bảo vệ.
  • Kiểm tra momen siết chặt của các phần tử bắt vít.
  • Kiểm tra đầu cuối, kẹp và các kết nối.
  • Vệ sinh tổng thể bảng điều khiển và các thiết bị liên quan.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thông tin hữu ích về quy trình bảo trì tủ điều khiển. Đừng ngần ngại liên hệ với Durate Việt Nam để nhận tư vấn và kiểm tra hệ thống tủ điều khiển của bạn.

Logo Durate

Công ty TNHH Durate Việt Nam Hotline: 0971.722.247 Email: [email protected] Website: Durate.com.vn Địa chỉ: Số 22 Phúc Hậu, Thôn Quan Âm, Xã Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội

1