Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô đột nhiên nặng và cách xử lý

CEO ANH JIMMY
Bỗng một ngày khi bạn đang lái xe, đột nhiên vô-lăng ô tô lại khó kiểm soát và không thể xoay một cách dễ dàng, điều này có thể khiến việc điều khiển trở nên...

Bỗng một ngày khi bạn đang lái xe, đột nhiên vô-lăng ô tô lại khó kiểm soát và không thể xoay một cách dễ dàng, điều này có thể khiến việc điều khiển trở nên rất nguy hiểm. Việc bảo dưỡng xe không đều đặn là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều bộ phận trên xe không đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến tình trạng hư hỏng. Dưới đây là các nguyên nhân khiến vô lăng ô tô đột nhiên nặng và cách xử lý được MMK Auto tổng hợp dành cho bạn.

Nguyên nhân khiến vô lăng ô tô đột nhiên nặng hơn bình thường

Áp suất lốp không đủ

Áp suất lốp là yếu tố ảnh hưởng đến việc xoay trở vô-lăng nhiều nhất. Lốp xe không đủ áp suất hoặc bị xì hơi cũng có thể gây ra vấn đề này.

Áp suất lốp là lí do khiến vô-lăng nặng Áp suất lốp là lí do khiến vô-lăng nặng

Ngoài ra, bánh trước và bánh sau cũng nên được căn chỉnh hợp lý. Nếu bánh trước bị mòn, việc rẽ phải hoặc trái sẽ dễ bị lệch sang một bên. Rãnh lốp mòn không đều dẫn đến lệch bánh xe, làm cho tay lái vô lăng ô tô đột nhiên nặng, cứng khi rẽ.

Xem thêm: 4 Nguyên nhân khiến màn hình xe hơi bị đơ và cách khắc phục

Thanh răng tay lái hỏng

Nếu bạn cảm thấy tay lái bị cứng ngay sau khi khởi động, có thể nguyên nhân chính là do thanh răng tay lái bị hỏng. Thanh răng này được liên kết với tay lái thông qua một loạt các trục và khớp chữ U. Việc lái xe hàng ngày đã khiến cho thanh răng bị mòn, dẫn đến trường hợp khó xoay chuyển.

Đai serpentine bị hỏng

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trên chính là đai serpentine bị hư hỏng. Thanh đai này hoạt động mọi lúc khi bạn điều khiển xe, nên có thể đã bị nứt hoặc gãy. Nếu để tình trạng này quá lâu, dây đai serpentine sẽ bị đứt, dẫn đến tình trạng không điều khiển được vô-lăng.

Dầu nhớt rò rỉ

Để hoạt động trơn tru, tất cả dòng xe đều cần được cung cấp dầu nhớt đầy đủ. Nếu cảm thấy tay lái vô-lăng bị nặng, bạn hãy kiểm tra khu vực ống điều áp, có thể nó đã bị rò rỉ hoặc bị lỏng. Chính lí do bị rò rỉ này đã dẫn đến tình trạng áp suất trong hệ thống bị giảm và làm khô máy bơm, khiến vô-lăng khó điều khiển hơn.

Dầu nhớt bị rò rỉ khiến vô-lăng khó kiểm soát Dầu nhớt bị rò rỉ khiến vô-lăng khó kiểm soát

Máy bơm trục trặc

Dầu nhớt và máy bơm là hai yếu tố luôn đi cùng nhau. Việc máy bơm trục trặc cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm áp suất trong hệ thống lái. Tuy nhiên, khi máy bơm bị hư hỏng, bạn vẫn có thể xoay được vô-lăng nhưng sẽ cần rất nhiều lực. Khi gặp trường hợp này, bạn nên mang xe đi kiểm tra ngay lập tức để tránh tình trạng khó bẻ lái khi đang di chuyển.

Dầu nhớt đã cũ

Giống như các loại dầu nhớt khác, dầu trợ lực lái cũng sẽ bị bám bụi và cặn theo thời gian. Nó sẽ dễ bị bẩn, dẫn đến tình trạng không còn trơn tru như loại dầu nhớt mới. Điều này khiến cho vô-lăng sẽ khó điều khiển khi đang di chuyển với vận tốc thấp.

Phương pháp kiểm tra tình trạng vô lăng ô tô nặng

Kiểm tra áp suất lốp xe

Việc đầu tiên khi gặp phải tình trạng vô-lăng cứng, khó chuyển hướng khi di chuyển, bạn nên kiểm tra áp suất tất cả lốp xe. Do tất cả các lốp xe đều phải được bơm đủ không khí theo chuẩn PSI do nhà sản xuất cung cấp mới có thể hoạt động tốt được.

Kiểm tra tình trạng trợ lực lái và dầu nhớt

Nếu vô-lăng khó xoay chuyển ở tốc độ thấp vẫn còn thì việc tiếp theo bạn nên kiểm tra tình trạng dầu trợ lực lái. Bạn phải giữ cho mức dầu nhớt trợ lực lái này ở mức vừa đủ và có màu đỏ sẫm. Nếu màu nhớt quá sẫm hoặc cũ thì lúc này bạn nên xả ra và bơm lại dầu nhớt.

Trợ lực lái giúp vô-lăng dễ điều khiển hơn Trợ lực lái giúp vô-lăng dễ điều khiển hơn

Kiểm tra bộ trợ lực lái

Rò rỉ từ các ống áp suất kết nối của bộ trợ lực lái cũng sẽ khiến bạn khó điều khiển vô lăng do bị giảm áp suất. Do đó, kiểm tra việc có rò rỉ nhớt từ bộ trợ lực lái cũng là việc bạn nên làm.

Kiểm tra dây đai của bộ trợ lực lái

Cuối cùng, bạn nên kiểm tra dây đai của bộ trợ lực lái nếu tình trạng của 3 phần trên vẫn bình thường. Nên tắt động cơ trước rồi sau đó hãy kiểm tra để đảm bảo độ an toàn. Để kiểm tra độ căng, bạn có thể ấn ngón tay xuống dây đai. Lúc này bạn sẽ biết được tình trạng của dây đai có tốt hay không, có vết nứt hay các cạnh bị sờn hay không.

Kiểm trả bộ trợ lực lái để cải thiện tình trạng vô-lăng Kiểm trả bộ trợ lực lái để cải thiện tình trạng vô-lăng

Sau đó bạn hãy kiểm tra thêm dây đai khi động cơ đang chạy để đảm bảo dây đai chạy tốt. Nếu dây đai bị trượt khi động cơ đang hoạt động, bạn sẽ gặp tình trạng tay lái nặng nhẹ thất thường.

1